Trong quá trình thực hiện công việc lao động, việc đảm bảo an toàn lao động được coi là một yếu tố quan trọng. Để có cái nhìn chi tiết hơn về khái niệm “an toàn lao động”, cũng như nguyên tắc bảo đảm an toàn lao động là gì, hãy theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây.

>>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất nhanh chóng, dễ dàng và uy tín cho những người mới thực hiện lần đầu.

1. An toàn lao động là gì?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động thì khái niệm “an toàn lao động” được quy định như sau:

An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

Dữ liệu thống kê năm 2022 từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ ra rằng có hơn 7.900 người gặp nạn do tai nạn lao động. Do đó, việc nắm rõ về an toàn lao động đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của những người tham gia lao động.

Nguyên tắc “An toàn là trên hết” được coi là nguyên tắc vàng trong quá trình thực hiện công việc lao động. Nói một cách khác, bên sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động cho người lao động trong suốt quá trình làm việc. Mục tiêu là ngăn chặn xảy ra những tình huống đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người lao động.

an toàn lao động

2. Nguyên tắc bảo đảm an toàn lao động

Điều 5 của Luật An toàn và Vệ sinh lao động năm 2015 quy định rằng an toàn lao động cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

  • Người lao động phải làm việc trong môi trường an toàn, đồng thời được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi thực hiện công việc tại các địa điểm như công trường, nhà xưởng, nhà máy sản xuất, v.v. Nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tính mạng của người lao động.
  • Người sử dụng lao động phải luôn chịu trách nhiệm và có ý thức cao, tuân thủ một cách nghiêm túc các quy định liên quan đến an toàn lao động trong quá trình sử dụng lao động. Việc ưu tiên triển khai các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát được đặt lên hàng đầu nhằm ngăn chặn các tình huống không mong muốn.
  • Doanh nghiệp có thể tham gia thảo luận và đưa ra ý kiến đối với các bên liên quan như Hội đồng An toàn, Vệ sinh Lao động ở các cấp trong ngành xây dựng, tổ chức công đoàn, và tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người lao động có thể thực hiện đúng các biện pháp an toàn lao động.

>>> Tìm hiểu thêm: Hợp đồng thuê nhà của người lao động có bắt buộc phải thực hiện công chứng, chứng thực hay không? Chi phí như thế nào?

Xem thêm:  Xây nhà cần phải cách đường một khoảng bao nhiêu là hợp pháp?

3. Người lao động được hưởng chế độ bảo hộ và chăm sóc sức khỏe như thế nào?

Chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe của người lao động đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn. Mục 3 của Chương II quy định các quy định về chế độ bảo hộ sau cho người lao động.

Chăm sóc sức khỏe cho người lao động

  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe hằng năm cho người lao động; người lao động làm việc tại môi trường khói bụi, nặng nhọc, nguy hiểm được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng/lần;
  • Đối với người lao động chưa đủ 18 tuổi, người lao động cao tuổi (nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi) sẽ bị hạn chế tham gia làm việc tại các môi trường độc hại theo pháp luật lao động;
  • Lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản, sàng lọc các bệnh về ung thư cổ tử cung, ung thư vú;
  • Người phục hồi sau khi tai nạn lao động được chẩn đoán khỏe mạnh có thể quay lại làm việc bình thường;
  • Chi phí các hoạt động khám, chữa bệnh được người sử dụng lao động chi trả được quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 21 của Luật số 84/2015/QH13;

Những phương tiện bảo hộ cần thiết

đồ bảo hộ an toàn lao động
  • Người sử dụng lao động phải trang bị những dụng cụ, phương tiện cần thiết khi làm việc để bảo vệ cơ thể khỏi những yếu tố độc hại, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng;
  • Điều kiện cấp những phương tiện bảo hộ cá nhân phụ thuộc vào môi trường làm việc tiếp xúc nhiều với khói bụi, chất độc hại và những môi trường không đảm bảo về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Các phương tiện cần được đảm bảo đúng tiêu chuẩn của Nhà nước quy định;
  • Tổ chức có trách nhiệm vệ sinh, khử khuẩn các dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng ở những nơi dễ gây ra những chất độc hại;

Đào tạo và điều kiện làm việc trong môi trường có hại

  • Việc đào tạo bằng hiện vật được tổ chức trong khung cảnh làm việc để đảm bảo sự thuận tiện cho người lao động và đồng thời đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động;
  • Tại các nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, có ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của người lao động sẽ được đào tạo bằng hiện vật;
  • Thời gian nghỉ hàng năm của người lao động trong nhóm công việc đặc biệt nguy hiểm là 16 ngày; họ sẽ được hưởng thêm 2 ngày so với nhóm công việc trong điều kiện bình thường.
  • Người lao động trong các ngành đặc thù có tiếp xúc nhiều với các chất độc hại sẽ được chăm sóc và phục hồi sức khỏe nếu họ không đủ sức khỏe.

>>> Tìm hiểu thêm: Dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ nhanh chóng, đảm bảo uy tín chất lượng nên đuwọc thực hiện ở đâu và diễn ra như thế nào?

Sức khỏe người lao động cần được quản lý

  • Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động;
  • Cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe theo tiêu chuẩn của loại công việc, ngành nghề để lựa chọn và sắp xếp công việc hợp lý cho người lao động.
Xem thêm:  Bán đất bằng hợp đồng ủy quyền có hợp pháp không?

Trên đây là bài viết giải đáp về “Điều kiện thuê đất nông nghiệp? Thời hạn cho thuê là bao lâu?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email:ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Lần đầu thực hiện thủ tục công chứng mua bán nhà cần lưu ý những gì? Quy trình và cần chuẩn bị những loại giấy tờ, tài liệu nào?

>>> Chứng thực chữ ký là gì? Có tác dụng và hiệu quả pháp lý như thế nào? Vì sao cần chứng thực chữ ký?

>>> Công chứng di chúc cho người nước ngoài cần những điều kiện gì? Thủ tục và chi phí như thế nào?

>>> Tổng hợp mức phí công chứng hợp đồng thuê nhà cập nhật mới nhất và chính xác nhất năm 2023.

>>> Lương người lao động thay đổi như thế nào khi cải cách tiền lương?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *