Mua, bán tài khoản ngân hàng nhằm mục đích trục lợi của các đối tượng xấu đang có dấu hiệu gia tăng khiến nhiều người cảm thấy lo lắng, bất an. Vấn đề mà nhiều người quan tâm là vậy pháp luật quy định thế nào về Tội mua bán tài khoản ngân hàng? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này của quý độc giả.

1. Thế nào là mua bán trái phép tài khoản ngân hàng?

Tài khoản ngân hàng do ngân hàng cung cấp cho khách hàng của mình dưới dạng một dãy số gồm 8 chữ số đến 15 chữ số tùy từng ngân hàng. Số tài khoản giúp khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính nhanh chóng, chính xác và an toàn. Theo đó, mỗi cá nhân có thể mở nhiều tài khoản ngân hàng cùng lúc.

Hiện tượng mua bán trái phép tài khoản ngân hàng đã xuất hiện từ trước đây tuy nhiên lại có dấu hiệu gia tăng trong thời gian trở lại đây do nhu cầu sử dụng các loại hình thanh toán tín dụng của các tổ chức, cá nhân trong đời sống hàng ngày.

mua bán tài khoản ngân hàng

Mua, bán trái phép tài khoản ngân hàng là việc biểu hiện rõ ở việc trao đổi, thỏa thuận với nhau các thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác bằng nhiều hình thức, phương tiện khác nhau nhằm thu lợi bất chính hoặc mục đích khác trái pháp luật.

Theo đó, hầu hết các đối tượng mua lại các tài khoản ngân hàng sử dụng công nghệ cao thực hiện hành vi lừa đảo và chuyển tiền chiếm đoạt qua các tài khoản này.

Hành vi mua, bán tài khoản ngân hàng nhằm mục đích trục lợi hoặc để thực hiện các hành vi lừa đảo được xác định là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.

>>> Xem thêm: Văn phòng Công chứng uy tín tại Hà Nội

2. Quy định về mức phạt hiện nay

Tùy theo mức độ, tính chất của hành vi vi phạm và hậu quả để lại, mua, bán trái phép tài khoản ngân hàng có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

2.1 Xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 143/2021/NĐ-CP, mức phạt hành chính đối với hành vi mua, bán trái phép tài khoản ngân hàng như sau:

– Phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng với hành vi mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 01 – dưới 10 tài khoản thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Xem thêm:  Mất hợp đồng mua bán nhà ở thì phải làm thế nào?

– Phạt tiền từ 50 – 100 triệu đồng với hành vi mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản thanh toán trở lên mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đồng thời, buộc người vi phạm nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Mức phạt hành vi mua bán trái phép tài khoản ngân hàng

2.2 Xử lý hình sự

Trường hợp mua, bán trái phép tài khoản ngân hàng từ 20 tài khoản trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 20 triệu đồng trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng quy định tại Điều 291 Bộ luật Hình sự 2015.

Cụ thể mức phạt đối với tội này như sau:

Hình phạt chính:

– Khung 01:

Phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm với trường hợp thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác:

  • Với số lượng từ 20 – dưới 50 tài khoản; hoặc
  • Thu lợi bất chính từ 20 – dưới 50 triệu đồng.

>>> Xem thêm: Thủ tục làm sổ đỏ mới hết bao nhiêu ngày?

– Khung 02:

Phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 – dưới 200 tài khoản;
  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Thu lợi bất chính từ 50 – dưới 200 triệu đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

>>> Xem thêm: Dịch vụ sổ đỏ mới nhất 2023

– Khung 03:

Phạt tiền từ 200 – 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 02 – 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên;
  • Thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên.

Hình thức xử phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Xem thêm:  Dự thảo: Công dân chỉ được chuyển giới một lần trong đời

>>> Xem thêm: Tuyển Cộng tác viên viết bài tại nhà uy tín nhất

Trên đây là giải đáp về Tội mua bán tài khoản ngân hàng và mức phạt mới nhất 2023. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Có thể bạn quan tâm: Đã kết hôn, vợ hoặc chồng có được đứng tên một mình trên Sổ đỏ?

>>> Phí công chứng sơ yếu lý lịch hiện nay là bao nhiêu?

>>> Có được phép ủy quyền Công chứng di chúc không?

>>> Phí công chứng di chúc bằng văn bản hiện nay hết bao nhiêu tiền?

>>> Mẹo hay: Cách kiểm tra sổ đỏ giả đơn giản, dễ hiểu.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *