Đất đai là tài sản có giá trị khá lớn, hầu như ai cũng mong muốn sở hữu được loại tài sản đặc biệt này. Vậy đất đai thuộc sở hữu của ai? Quyền sở hữu đất đai phụ thuộc vào quy định pháp luật và các điều kiện cụ thể. Người dân có quyền sở hữu đất đai không vì sao? Là những vấn đề vẫn luôn được nhiều người dân quan tâm. Vậy đâu là cách hiểu đúng nhất về quyền sở hữu đất đai?
>>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chi tiết cách đọc thông tin sổ hồng nhanh và chính xác nhất? Cách phân biệt sổ thật và sổ giả như thế nào?
1. Khái niệm về đất đai
Theo quy định của pháp luật, theo khoản 2 Điều 4 Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, định nghĩa về đất đai được mô tả như sau:
“Đất đai là một khu vực đất có định rõ ranh giới, vị trí, và diện tích cụ thể, với các thuộc tính có tính chất ổn định hoặc biến đổi theo chu kỳ, có thể dự đoán được, ảnh hưởng đến việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội như thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú, và hoạt động sản xuất của con người đều góp phần tạo nên đặc điểm của đất đai.”
Do đó, theo quy định hiện hành, đất đai được hiểu là một phần đất có địa điểm xác định trong không gian, không thể di chuyển theo ý muốn chủ quan của con người, và được pháp luật công nhận sự tồn tại với các thuộc tính có tính chất ổn định hoặc biến đổi có chu kỳ, có thể dự đoán được.
2. Quyền sở hữu về đất đai thuộc về ai
Quan điểm của Đảng Việt Nam là đất đai thuộc sở hữu toàn dân, được giao cho Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý và sử dụng hiệu quả. Điều này được phản ánh trong Hiến pháp và các quy định pháp luật.
Theo Điều 53 của Hiến pháp năm 2013:
“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”
Luật Đất đai năm 2013, tại Điều 4, xác định:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
Ngoài ra, Điều 197 của Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định:
“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”
Theo giải thích của Luật đất đai hiện hành, đất đai được coi là của toàn dân và Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý lãnh thổ một cách toàn diện.
>>> Tìm hiểu thêm: Chi phí công chứng hợp đồng cho thuê nhà dành cho sinh viên các trường Đại Học như thế nào? Có được miễn giảm gì không?
Nhà nước có các quyền như quyết định việc sử dụng đất, thẩm định quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất. Người sử dụng đất được Nhà nước phép sử dụng, cho thuê, hoặc công nhận quyền sử dụng đất, cùng với đó là việc quyết định nghĩa vụ và quyền của họ.
Điều này đảm bảo quyền sử dụng đất của toàn bộ nhân dân và đặt ra các quy định quan trọng như giao đất và cho thuê đất cho đầu tư quy mô lớn phải thông qua các sự kiện quan trọng. Các công dân cũng được đảm bảo quyền sử dụng đất và hưởng lợi từ nó, đồng thời có trách nhiệm đầu tư khai hoang, bảo vệ đất đai, và sử dụng đất một cách tiết kiệm và hiệu quả.
3. Người dân có quyền sở hữu đất đai không? Vì sao?
Người dân không có quyền sở hữu riêng đất đai. Họ chỉ được Nhà nước trao quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, không phải là chủ sở hữu với toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản này.
Theo Điều 4 của Luật Đất đai năm 2013:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
Theo Khoản 2 Điều 5 của cùng luật:
“Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);….”
Điều này nghĩa là người dân chỉ sử dụng đất đai khi được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để sử dụng. Họ không phải là chủ sở hữu đất đai được giao, chỉ là người sử dụng đất đai. Quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất được bảo hộ bởi Nhà nước, nhưng họ không có quyền định đoạt đất đai. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ có Nhà nước, với vai trò đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, mới có quyền quyết định đoạt đất đai.
Bất kỳ hành vi vi phạm quyền định đoạt của Nhà nước đối với đất đai sẽ được xử lý tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm, theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành.
Do đó, có thể khẳng định rằng đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân, và tất cả công dân Việt Nam thực hiện quyền sở hữu của mình thông qua việc ủy quyền cho Nhà nước, người đại diện chủ sở hữu. Cụ thể, người dân không sở hữu đất đai riêng của mình.
Mọi công dân đều được Nhà nước trao quyền sử dụng đất và hưởng những lợi ích từ việc này, nhưng các quyền này phải tuân theo giới hạn quy định bởi pháp luật. Trong trường hợp Nhà nước có nhu cầu thu hồi thửa đất đó để sử dụng cho mục đích khác hoặc giao cho người khác, người sử dụng đất phải tuân theo và không có quyền từ chối việc trả lại đất cho Nhà nước.
>>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục công chứng giấy ủy quyền và những loại giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện công chứng.
Trên đây là nội dung giải đáp cho vấn đề “Quyền sở hữu về đất đai thuộc về ai? Nhân dân có quyền sở hữu đất đai hay không?”. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Xem thêm từ khoá tìm kiếm:
>>> Thủ tục công chứng thừa kế di sản là nhà đất như thế nào? Trước khi đến văn phòng công chứng thực hiện thủ tục thì cần mang theo những gì?
>>> Công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất hay căn chung cư có gì khác nhau trong hai thủ tục này hay không? Cách phân biệt?
>>> Cách tìm đối tác kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước? Những tiêu chí và điều kiện như thế nào?
>>> Hợp đồng ủy quyền có bắt buộc công chứng không? Phí công chứng hợp đồng ủy quyền tại văn phòng là bao nhiêu?
>>> Xây nhà cần phải cách đường bao nhiêu là hợp pháp?
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch