Kết thúc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua một số Luật cùng 17 Nghị quyết với rất nhiều quy định mới đáng chú ý vô cùng quan trọng, mang lại tác động rộng lớn đến cuộc sống của chúng ta. Những luật này mang trong mình những điều khoản và quy định mới, hướng tới sự phát triển bền vững và tiến bộ của đất nước. Vậy những điều Luật đó là gì? Hãy cùng Văn phòng Công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Công chứng di chúc, sổ đỏ uy tín, chất lượng, đến ngay văn phòng công chứng quận Đống Đa

1. Luật Hợp tác xã năm 2023

Sáng 20/6/2023, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Hợp tác xã năm 2023 với đa số đại biểu tán thành (chiếm tỷ lệ 93,44%).

Luật Hợp tác xã mới thông qua gồm 12 Chương và 115 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024 với những điểm mới đáng chú ý như:

– Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức có tư cách pháp nhân do ít nhất 03 hợp tác xã là thành viên chính thức tự nguyện thành lập (trước đây quy định là từ 04 hợp tác xã thành viên).

Luật hợp tác xã

– Về góp vốn điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:

  • Phần vốn góp của thành viên chính thức được thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của Luật này và Điều lệ. Vốn góp tối đa không quá 30% vốn điều lệ (hợp tác xã) và không quá 40% vốn điều lệ (liên hiệp hợp tác xã).
  • Tổng phần vốn góp của tất cả thành viên liên kết góp vốn thực hiện theo thỏa thuận và theo Điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ đối với hợp tác xã và không quá 40% vốn điều lệ đối với liên hiệp hợp tác xã.

– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải chấm dứt hoạt động tín dụng nội bộ theo Luật Hợp tác xã năm 2012 kể từ ngày 01/9/2023. Các hợp đồng tín dụng nội bộ đã được ký trước ngày 01/9/2023 thì các bên tiếp tục thực hiện nhưng không được gia hạn hợp đồng.

Cũng từ ngày 01/9/2023, hợp tác xã đã thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần và doanh nghiệp được thành lập, góp vốn, mua cổ phần là thành viên của hợp tác xã đó không được tăng tỷ lệ phần vốn góp hoặc cổ phần để chấm dứt tình trạng sở hữu chéo.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn làm thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu đối với đất thổ cư như thế nào?

2. Luật Giá năm 2023

Với 92,91% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Giá 2023 gồm 8 Chương, 75 Điều với nhiều điểm mới khắc phục hạn chế bất cập của luật hiện hành, sẽ được áp dụng từ ngày 01/7/2024.

Theo đó, Luật mới đã mở rộng phạm vi điều chỉnh với việc bổ sung cơ sở dữ liệu về giá. Bổ sung quy định về khái niệm bình ổn giá, chứng thư thẩm định giá. Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá được bổ sung thêm mặt hàng thức ăn chăn nuôi, đồng thời đưa các mặt hàng điện, muối ăn và đường ăn ra khỏi danh mục bình ổn giá.

Luật Giá năm 2023 cũng sửa đổi, bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá, như:

– Loan tin, đưa tin không đúng sự thật, không chính xác về tình hình kinh tế – xã hội gây nhiễu loạn thị trường.

Xem thêm:  Lấn chiếm đất đai là gì? Tội chiếm đoạt đất đai bị xử lý thế nào?

– Lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh để tăng giá bán không phù hợp với biến động của thị trường nhằm trục lợi.

– Ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá khi không duy trì các điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá quy định…

Luật mới cũng ghi nhận thêm nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh như:

– Đề xuất với Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ về việc trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường thường vụ Quốc hội xem xét, điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá…

– Đề xuất với Bộ Tài chính về việc trình Chính phủ ban hành, điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải kê khai giá quy định.

>>> Xem thêm: Thực hiện dịch vụ làm sổ đỏ đất đai ở đâu?

3. Luật Phòng thủ dân sự năm 2023

Với tỉ lệ tán thành cao (94,95%), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Phòng thủ dân sự. Đây là một Luật hoàn toàn mới, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc phòng, chống, ứng phó thiên tai, thảm họa, sự cố, ngày càng hiệu quả hơn.

Luật Phòng thủ dân sự có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024 với 07 Chương và 55 Điều quy định về nguyên tắc, hoạt động phòng thủ dân sự; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự; quản lý nhà nước và nguồn lực bảo đảm thực hiện phòng thủ dân sự.

Luật Phòng thủ dân sự xác định rõ nguyên tắc hoạt động phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, phòng là chính; thực hiện phương châm “4 tại chỗ” kết hợp với chi viện, hỗ trợ của Trung ương, địa phương khác và cộng đồng quốc tế; chủ động đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa và áp dụng các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Đặc biệt nghiêm cấm hành vi liên quan đến hoạt động phòng thủ dân sự như:

– Chống đối, cản trở, cố ý trì hoãn hoặc không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự của cơ quan, hoặc người có thẩm quyền;

– Từ chối tham gia tìm kiếm, cứu nạn trong trường hợp điều kiện cho phép;

– Gây ra sự cố, thảm họa làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người; thiệt hại tài sản và nền kinh tế quốc dân.

– Đưa tin sai sự thật về sự cố, thảm hoạ,

4. Giao dịch điện tử năm 2023

Đạt tỷ lệ đồng thuận lên tới 94,74%, Luật Giao dịch điện tử đã được Quốc hội thông qua ngày 22/6/2023, thay thế cho Luật Giao dịch điện tử năm 2005 kể từ ngày 01/7/2024.

Việc thông qua Luật Giao dịch điện tử năm 2023 sẽ tạo hành lang pháp lý cho việc chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực.

Luật Giao dịch điện tử năm 2023 gồm 07 Chương và 54 Điều có một số điểm mới so với luật hiện hành như:

Luật giao dịch điện tử

– Về phạm vi điều chỉnh, Luật mới chỉ quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định về nội dung, hình thức, điều kiện của giao dịch thuộc các lĩnh vực mà điều chỉnh bằng pháp luật chuyên ngành.

– Luật Giao dịch điện tử 2023 chỉ rõ Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao dịch điện tử.

Xem thêm:  Thừa kế nhà đất năm 2022

– Về chữ ký điện tử: Chữ ký điện tử được sử dụng để xác nhận chủ thể ký và xác nhận sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu được ký và phải được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu. Các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử như chữ ký scan, chữ ký hình ảnh, mật khẩu sử dụng một lần (OTP), tin nhắn,… không phải là chữ ký điện tử.

>>> Xem thêm: Muốn làm cộng tác viên dịch thuật cần có những yêu cầu gì?

Trên đây là nội dung tổng quan 4 Luật vừa được Quốc hội thông qua. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ thật giả cực nhanh chỉ trong 1 phút

>>> Thủ tục công chứng di chúc đối với tài sản cần lưu ý giấy tờ gì?

>>> Công chứng sơ yếu lý lịch ngay tại phòng công chứng hết bao nhiêu tiền?

>>> Địa chỉ văn phòng công chứng làm việc thứ 7 và chủ nhật

>>> Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất năm 2023

>>> Công chứng viên hợp danh là gì? Có quyền, nghĩa vụ như thế nào?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *