Hiện nay, khái niệm Thừa phát lại vẫn còn rất xa lạ với người dân. Vậy theo quy định của pháp luật, Thừa phát lại là gì? Thừa phát lại không được làm gì? Chi phí lập vi bằng hết bao nhiêu tiền? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Công chứng ở phường hay văn phòng công chứng nhanh hơn? Click để xem ngay!

1. Thừa phát lại là gì?

Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP định nghĩa:

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan

thừa phát lại là gì

Trong đó:

– Tống đạt là thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện.

– Vi bằng là văn bản ghi sự kiện, hành vi có thật do người thừa phát trực tiếp chứng kiến. Vi bằng được lập theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

Như vậy, Thừa phát lại là người thực hiện việc tống đạt giấy tờ, tài liệu, hồ sơ cũng như thực hiện lập vi bằng để ghi nhận lại sự thật thực tế xảy ra khi có yêu cầu của cá nhân, tổ chức

>>> Xem thêm: Thủ tục cấp sổ đỏ đối với đất thổ cư được thực hiện như thế nào?

2. Thừa phát lại không được làm gì?

Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định những việc Thừa phát lại không được làm gồm:

– Tiết lộ thông tin về công việc của mình hoặc sử dụng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan.

– Đòi hỏi lợi ích vật chất ngoài chi phí đã ghi nhận trong hợp đồng.

– Kiêm nhiệm công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá, thanh lý tài sản.

– Không nhận những vụ việc liên quan đến quyền, lợi ích bản thân và vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, ông bà nội, ông bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì, anh chị em ruột của Thừa phát lại hoặc của vợ/chồng; cháu ruột gọi Thừa phát lại là ông, bà, chú, cậu, cô, dì.

Xem thêm:  Trường hợp đặc biệt vẫn được sử dụng thẻ CCCD/CMND hết hạn

– Công việc bị cấm khác.

>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ trọn gói, uy tín, miễn phí ký giấy tờ tại nhà

3. Thừa phát lại có được công chứng văn bản không?

Hiện nay, thuật ngữ công chứng được định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 như sau:

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Đồng thời, khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP cũng khẳng định:

Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Như vậy, Thừa phát lại không có nhiệm vụ công chứng văn bản

thừa phát lại

4. Chi phí lập vi bằng thừa phát là bao nhiêu?

Theo khoản 1 Điều 64 Nghị định 08/2020, chi phí lập vi bằng được xác định theo thỏa thuận của người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát; được xác định theo hai căn cứ:

– Công việc thực hiện.

– Theo giờ làm việc.

Thực tế, thông thường chi phí lập vi bằng ở các Văn phòng Thừa phát lại dao động từ 03 – 05 triệu đồng.

>>> Xem thêm: Danh sách cộng tác viên mới cập nhật [tổng hợp các nghề ctv 2023]

Trên đây là giải đáp về Thừa phát lại là gì? Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

Xem thêm:  Phải nghỉ luân phiên do công ty ít việc, công nhân bị trả lương như thế nào?

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ thật giả cực nhanh chỉ trong 1 phút

>>> Thủ tục công chứng di chúc đối với tài sản cần lưu ý giấy tờ gì?

>>> Công chứng sơ yếu lý lịch ngay tại phòng công chứng hết bao nhiêu tiền?

>>> Địa chỉ văn phòng công chứng làm việc thứ 7 và chủ nhật

>>> Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất năm 2023

>>> Mua bán tài khoản ngân hàng có bị đi tù không? Mức phạt mới nhất thế nào?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *